Đèo Hải Vân – InDaNang
Search

Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh gây nên ấn tượng hàng đầu.

Những số liệu ghi chép cho thấy, Hải Vân là một trong những đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam, đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chạm từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam”.

Suốt chiều dài hơn 20km, đèo Hải Vân vắt mình qua những ngọn núi, đúng là nơi giao hòa giữa biển và mây, sóng ở chân đèo và mây trên đỉnh núi. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, cửa ải Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (Bính Tuất – 1826).

Thiên hạ đệ nhất hùng quan

Trước đó, tên gọi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (Cửa ải hùng vĩ nhất trong thiên hạ) là đề tặng của vua Lê Thánh Tông khi ngài dừng chân trên đỉnh đèo này trong lần thân chinh đánh dẹp quân Chiêm hơn 600 năm trước. Sách Thiên Nam dư hạ tập chép rằng: Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, đóng quân ở Hải Vân quan, đêm khuya không ngủ, giữa tâm trạng bồi hồi đứng ngắm núi biển, đèo, mây, nước, có câu thơ: Tam canh dạ tĩnh Đồng Long Nguyệt/ Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền. (Tạm dịch: Trăng Đồng Long ba canh đêm tĩnh/ Thuyền Lộ Hạc năm trống gió thanh).

Hải Vân quan

Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết xưa vẫn còn để lại. Những cửa qua đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ Hải Vân quan, cửa trông xuống Quảng Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan.

Hơn 6 thế kỉ trước, đất này thuộc về hai châu Ô, Ri của vương quốc Champa, được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Chuyện cũ chỉ còn là ký ức, dấu xưa nay cỏ đã rêu lờ mờ xanh, giữa cỏ lau bạt ngàn, du khách nay đứng trên đèo không khỏi ngậm ngùi một nỗi cảm hoài quan thiết.

Chỉ căn cứ vào tên gọi, cũng đủ hình dung Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa rong ruổi dặm trường, mây như từ trời tuôn xuống, bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cao Bá Quát, nhà thơ một đời chỉ biết lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa mai) cũng phải sững sờ:”Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành” (Biếc một dải làm mốc, mây muôn trùng dựng thành).

Từ xưa nay, đèo Hải Vân vẫn nổ tiếng là con đèo nên thơ, hùng vĩ, tráng lệ nhất và cũng hiểm trở nhất trên hành trình vào Nam ra Bắc. Cửa ải xưa qua mấy lần trùng tu nay vẫn còn trên đỉnh đèo và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đây được xem như một thành lũy thiên nhiên trong việc trấn giữ kinh thành Huế ngày trước, đồng thời cũng là bức bình phong phân định khí hậu giữa hai vùng đất Huế – Quảng và là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách ngày nay.

Cung đường du lịch

Trong những ghi chép cũ, đèo Hải Vân ngày xưa nổi tiếng hiểm trở, khó nhọc trên đường thiên lý Bắc Nam. Song từ thời Pháp thuộc và cho đến bây giờ, đường qua đèo ngày càng dễ dàng nhờ vào hệ thống đường sá và các phương tiện giao thông cơ giới.

“Đệ nhất hùng quan” đã được đầu tư phát triển thành cung đường du lịch. Các điểm dừng nghỉ trên đèo đã được xây dựng, tạo điều kiện cho khách dừng chân nghỉ ngời, thư giãn khi đi vãn cảnh trên đèo.

Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn.

Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lí chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình vào trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt khi xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung, nơi chịu nhiều mất mát trong suốt hành trình mở nước và giữ nước.  

Mẹo hay:

+ Có mặt tại đỉnh đèo lúc bình minh hoặc hoàng hôn có thể sở hữu những tấm ảnh đẹp và tận hưởng không khí tốt nhất trong ngày.

+ Cùng bạn bè leo lên Hải Vân Quan nhâm nhi cà phê được mua ở đỉnh Đèo cũng là một trải nghiệm mới khá thú vị.

Rate us and Write a Review

Browse

Your review is recommended to be at least 140 characters long

Show all timings
  • Monday24 hours open
  • Tuesday24 hours open
  • Wednesday24 hours open
  • Thursday24 hours open
  • Friday24 hours open
  • Saturday24 hours open
  • Sunday24 hours open
building Own or work here? Claim Now! Claim Now!

Claim This Listing

Your request has been submitted successfully.